Phân bố quyền lực Chính trị Việt Nam

Hiến pháp 2013 tái khẳng định vai trò ưu tiên của Đảng Cộng sản, tuy nhiên, cũng theo bản hiến pháp đó thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi chức năng của Chính phủ.

Từng được coi là một cơ quan chỉ để phê chuẩn, Quốc hội đã vươn ra tiếp nhận vai trò quan trọng hơn trong việc thực thi quyền lực thông qua trách nhiệm lập pháp, nhất trong những năm 2000 trở đi. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo của Đảng. Khoảng gần 90% đại biểu Quốc hộiĐảng viên. Số còn lại dù không phải là Đảng viên, nhưng phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua mới có thể tranh cử vào Quốc hội.

Quốc hội họp 2 lần 1 năm, mỗi lần kéo dài từ 7–10 tuần; đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm.

Việt Nam có một cơ quan tư pháp riêng biệt, nhưng nhánh này có vai trò khá mờ nhạt. Nói chung, số lượng luật sư còn ít và các thủ tục tòa án còn nhiều vấn đề bất cập. Tuy nhiên từ năm 2016, hệ thống tư pháp ngày càng được cải thiện rõ rệt và có vai trò rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính trị Việt Nam http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131009-hoi-nghi-... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85143266 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/11... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/12... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/14... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLjqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLkqIw...